Bệ phóng hạ tầng, công nghiệp
Trong chiến lược phát triển đô thị của Bình Dương, thị xã Bến Cát, Bàu Bàng được xem là vùng đô thị đa chức năng ở cửa ngõ phía Bắc, nắm giữ vai trò kết nối giao thương giữa vùng lõi trung tâm với Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên. Ngược lại, nếu dựa theo định hướng phát triển của Vùng TPHCM, Bến Cát và Bàu Bàng còn là cầu nối giao thương của cả vùng đô thị vệ tinh phía Bắc với khu Tây TPHCM, ĐBSCL và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh).
Mặc dù sở hữu vị trí chiến lược nhưng những năm qua khu vực phía Bắc Bình Dương chưa có sự bứt phá toàn diện. Cho đến hai năm trở lại đây, khu vực này mới có những cuộc chuyển mình ngoạn mục khi Nhà nước triển khai một loạt chính sách phát triển hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ.
Về hạ tầng, bên cạnh hai trục kinh tế động lực quốc lộ 13, đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn và các tuyến giao thông kết nối liên vùng như quốc lộ 14, đường Vành đai 4, tỉnh Bình Dương đang xúc tiến đầu tư thêm nhiều công trình trọng điểm ở khu vực phía Bắc như cao tốc Đức Hòa - Chơn Thành, cao tốc TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tuyến metro Thủ Dầu Một – Mỹ Phước – Bàu Bàng – Long Nguyên, đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh. Đáng chú ý là tuyến cao tốc Đức Hòa - Chơn Thành khi hoàn thành sẽ kết nối đồng bộ với đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 22 và đường Xuyên Á tạo thành trục động lực phát triển kinh tế thứ ba của Bình Dương, kéo dài xuyên suốt từ Bình Phước xuống TPHCM, các tỉnh ĐBSCL và sang Campuchia.
Đây cũng là nguyên nhân khiến Bình Dương quyết định chuyển hướng phát triển các khu công nghiệp ở phía Bắc. Bên cạnh các khu công nghiệp đang hoạt động nhộn nhịp như Bàu Bàng, Singapore Ascendas Protrade, Mỹ Phước 1,2,3,4, theo quy hoạch đến năm 2020 khu vực phía Bắc sẽ hình thành thêm khu công nghệ cao quy mô 900 ha, cảng cạn ICD Bàu Bàng… Khu vực này được kỳ vọng sẽ trở thành “thủ phủ công nghiệp” của Bình Dương.
Dòng vốn “kích” bất động sản
Theo số liệu thống kê, trong 10 tháng năm 2019 toàn tỉnh Bình Dương thu hút 2,77 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài, vượt 98% kế hoạch năm, tăng 69% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dòng vốn chảy về khu vực phía Bắc có phần nhỉnh hơn so với các khu vực khác. Trong đó có nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực sản xuất, ngân hàng, bán lẻ, công nghệ, giáo dục, bất động sản trên thế giới như S. P Setia, Đại học Việt Đức, Warburg Pincus…
Quy luật của thị trường chỉ ra rằng hạ tầng, công nghiệp và thương mại dịch vụ đi trước sẽ kéo theo thị trường bất động sản phát triển. Khu vực phía Bắc Bình Dương cũng đang tuân theo quy luật này với hàng loạt dự án với đủ các loại hình bất động sản được triển khai, từ đất nền, nhà phố cho đến căn hộ, khiến thị trường trở nên rất sôi động.
Dự án Hoàng Hưng Thịnh Golden Land nằm ngay vị trí mặt tiền đường DH619 ngay trung tâm, thuộc trọng điểm xung quanh các khu công nghiệp lớn của Bình Dương: Khu kỹ nghệ Singapore, KCN Bàu Bàng, KCN Mỹ Phước 3. Lợi thế lớn của dự án là nằm trong vùng phát triển công nghiệp gắn với dịch vụ, đô thị mới của tỉnh Bình Dương.
Từ Hoàng Hưng Thịnh Golden Land có thể dễ dàng di chuyển đến tuyến Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương), kết nối với đường Hồ Chí Minh , Đường vành đai 4, Đường 30/4, tuyến Mỹ Phước Tân Vạn, đến thị xã Bến Cát và bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước khoảng 10 phút, 30 phút đến trung tâm thành phố mới Bình Dương, đến Thành phố Thủ Dầu Một khoảng 40 phút.
Khu đô thị Hoàng Hưng Thịnh Golden Land được quy hoạch trên tổng diện tích đất 16,78 ha; Với tổng số 908 lô đất nhà ở liền kề với diện tích dao động từ 60 m2 – 100 m2, nhà ở liền kề, biệt thự, shophouse, mật độ xây dựng nhà ở liền kề là 95%, mật độ xây dựng trường học cấp 1, trường học cấp 2 và cấp 3, chợ trung tâm là 40%.